Luật hôn nhân ở Đức

Luật Hôn Nhân Ở Đức, Điều Kiện Xin Visa Kết Hôn 2024

Kết hôn ở Đức và Việt Nam đều mang theo đặc điểm văn hóa, truyền thống và thậm chí là các bộ luật về pháp lý khác nhau. Vậy để cho những ai có ý định làm dâu xứ sở bia hơi sẽ không còn cảm thấy bỡ ngỡ, hãy cùng IVS Việt Nam tìm hiểu về luật hôn nhân ở Đức nhé!

1. Luật hôn nhân ở Đức như thế nào?

Luật hôn nhân ở Đức
Luật hôn nhân ở Đức

Luật hôn nhân ở Đức được quy định và điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác, mang đến một số điểm khác biệt so với quy định hôn nhân ở Việt Nam. Dưới đây là một vài thông tin chi tiết IVS dành cho bạn:

1.1. Tuổi kết hôn hợp pháp trong luật hôn nhân ở Đức

Độ tuổi tối thiểu hợp pháp để kết hôn ở Đức là 18 tuổi cho cả hai bên.

Các cá nhân ở độ tuổi 16 hoặc 17 cũng có thể kết hôn nhưng phải có sự đồng ý của cha mẹ và sự chấp thuận của tòa án.

1.2. Yêu cầu kết hôn

Cả hai bên phải đủ điều kiện hợp pháp để kết hôn, nghĩa là không có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi. Những người đã kết hôn hoặc đang sống chung không thể bước vào một cuộc hôn nhân mới nếu không chấm dứt mối quan hệ trước đó.

Từ ngày 1 tháng 10 năm 2017, luật hôn nhân ở Đức đã được sửa đổi để hợp pháp chấp nhận hôn nhân của người đồng giới.

1.3. Lễ cưới

Lễ cưới Đức
Lễ cưới Đức

Hôn lễ ở Đức phải được tổ chức trước cơ quan đăng ký (Standesamt) thông qua nghi lễ dân sự. Các cặp đôi cũng có thể chọn tổ chức một nghi lễ tôn giáo ngoài nghi lễ dân sự, tuy nhiên, nghi lễ dân sự là điều phải bắt buộc từ pháp lý để hôn nhân được công nhận theo luật hôn nhân ở Đức.

Đối với quy trình đăng ký kết hôn, theo luật hôn nhân ở Đức, giấy chứng nhận kết hôn sẽ là bằng chứng pháp lý cho việc hai người đã kết hôn. Do đó, sau nghi lễ dân sự, cặp đôi phải đến cơ quan đăng ký dân sự trung ương để tiến hành đăng ký và sau đó sẽ nhận được giấy chứng nhận kết hôn. Điều này là quy trình quan trọng để hôn nhân của họ được công nhận chính thức theo quy định của pháp luật Đức.

Những điều này thể hiện sự linh hoạt và tiến bộ trong quy định hôn nhân ở Đức, đồng thời thích ứng với những thay đổi xã hội và giáo dục, bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan.

2. Điều kiện xin visa kết hôn Đức

Điều kiện làm visa Đức
Điều kiện làm visa Đức

Trước khi bắt đầu chuẩn bị hồ sơ và thủ tục xin visa kết hôn Đức, đương đơn nên xác định rõ liệu mình đáp ứng được các điều kiện để được cấp loại thị thực này hay không. Sau đây là một số điều kiện bạn nên xem xét:

  • Người xin visa và người bảo lãnh visa sang Đức đều trong độ tuổi là 18 tuổi. 
  • Điều quan trọng là cả cặp đôi phải có ý định chung sống lâu dài tại Đức sau khi nộp đơn, ít nhất là trong khoảng thời gian 2 năm.

Điều kiện đối với công dân Việt Nam bao gồm hai yếu tố

Phải có quan hệ mật thiết với bạn đời/vợ/chồng đang sinh sống tại Đức.

Có khả năng giao tiếp tiếng Đức cơ bản, tối thiểu là đạt chứng chỉ A1 Đức.

Điều kiện đối với công dân Đức hoặc người đang ở Đức bao gồm

Đã được cấp Giấy phép cư trú tạm thời hoặc vĩnh viễn, hoặc có thể thay thế bằng thẻ xanh EU (EU Blue Card).

Đã có chỗ ở bao gồm ít nhất 1 phòng ngủ, 1 phòng khách và 1 nhà vệ sinh. Chỗ ở có thể là nhà thuê hoặc sở hữu.

Phải có đủ hoặc dư giả khả năng tài chính để nuôi bạn đời khi được bảo lãnh sang Đức. Điều này đặc biệt đòi hỏi người bảo lãnh phải có tổng thu nhập khoảng 20.000 Euro/năm (tương đương với 500 triệu VNĐ) thì mới có thể xin visa kết hôn Đức.

3. Lợi ích sau khi xin thành công visa kết hôn

Sau khi xin visa kết hôn Đức thành công, đương đơn sẽ được hưởng những lợi ích sau:

  • Thời hạn tạm trú và sinh sống cùng vợ/chồng:

Được phép hưởng thời hạn tạm trú theo quy định của luật pháp Đức và được sinh sống cùng vợ/chồng trong khoảng thời gian nhất định.

  • Các quyền lợi cơ bản của công dân tại Đức:

Hưởng những quyền lợi cơ bản của một công dân đang sinh sống tại Đức, bao gồm chế độ bảo vệ trước pháp luật và chế độ cư trú.

  • Giáo dục cho con cái:

Trong trường hợp kết hôn và sinh con, con cái cũng sẽ được hưởng mức học phí giống như những học sinh có quốc tịch gốc tại Đức.

  • Quyền lợi về y tế:

Được hưởng các quyền lợi về y tế, bao gồm khám bệnh miễn phí tại một số phòng khám gia đình và sử dụng dịch vụ miễn phí như những công dân Đức khác.

  • Khả năng xin visa định cư:

Tăng thêm khả năng xin visa định cư nếu có mong muốn rằng ở đây lâu dài và ổn định tại Đức.

Lợi ích sau khi xin visa kết hôn Đức vô cùng nhiều đúng không nào?

Tóm lại qua thông tin luật hôn nhân ở Đức hy vọng sẽ mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Đừng quên theo dõi Fanpage IVS Việt Nam để cập nhật thêm tin tức mới nhé!

Xem thêm: Nhập quốc tịch Đức có dễ không?

Nhận tư vấn miễn phí